bản vẽ xây dựng bằng tiếng anh

Tên gọi các loại bản vẽ xây trong tiếng Anh (các bạn đọc nội dung sẽ thấy các thầy trên cafekientruc.com có chuyên môn, chuyên ngành xây dựng, thiết kế, thi công, quản lý dự án – sử dụng thuật ngữ gắn với thực tế công việc)
Sketch: Bản vẽ sơ phác, phác thảo (một hình thức phác thảo nháp)
Đang xem: bản vẽ xây dựng bằng tiếng anh
Basic Design: Thiết kế cơ sở
Concept drawing: Bản vẽ ý tưởng (bản vẽ phác thảo hoặc phương án thiết kế). Concept drawing không phải là thiết kế cơ sở. Thiết kế cơ sở có thể dùng để tính giá (tổng mức đầu tư) còn ý tưởng là chỉ để người ta hình dung ra công trình như thế nào thôi (hình dáng như thế nào, kiểu kiến trúc thế nào…)
Construction drawing: (Thiết kế) Bản vẽ thi công, bản vẽ thiết kế thi công
Detail drawing: Bản vẽ chi tiết, bản vẽ thiết kế thi công (Detailed drawing hay construction drawing tương đương một ý như nhau). Có kỹ sư cho rằng detailed drawing là tên gọi chung cho các bản vẽ có tính chi tiết chung chung dễ hiểu với tất cả các nước
Shop drawing: Bản vẽ triển khai thi công, bản vẽ chi tiết thi công (nhà thầu lập). Một số kỹ sư dùng Shop drawings & Detail drawings cùng nghĩa.
As-built drawing: Bản vẽ hoàn thành công trình (bản vẽ hoàn công)
Archirectural drawing: Bản vẽ kiến trúc
Structural drawing: Bản vẽ kết cấu
M&E drawing: Bản vẽ cơ điện, bản vẽ điện nước
General plan: Bản vẽ tổng mặt bằng (1 số trường hợp dùng Master plan)
Đáng xem: Cách đọc hoa gió trong bản vẽ kiến trúc chi tiết từ A tới Z
Plan: Bản vẽ mặt bằng
Cadastral survey: Đo đạc địa chính
Site plan: Bản vẽ mặt bằng hiện trường
Elevation drawing: Bản vẽ mặt đứng (nhiều khi chỉ dùng elevations là mặt đứng)
Front elevation drawing: Mặt đứng chính
Site elevation: Mặt bên (mặt đứng hông)
Rear elevation: Mặt đứng sau
1 st floor: Mặt bằng tầng 1
2 nd floor: Mặt bằng tầng 2
Section: Bản vẽ mặt cắt
Longitudinal section: (Bản vẽ) mặt cắt dọc
Cross section: (Bản vẽ) mặt cắt ngang
Profile: Thấy (sau mặt phẳng cắt)
Footings layout plan: Bản vẽ bố trí móng độc lập
Bạn nên xem: Quy định về phân loại, phân cấp loại công trình đường bộ
Basement plan: Bản vẽ mặt bằng tầng hầm
Floor plan: Bản vẽ mặt bằng sàn
Roof plan: Bản vẽ mặt bằng mái
– Chia sẻ của Ks Trần Đăng Khoa (công ty TODA, Nhật Bản): Trước kia khi Công ty em khi nhận được Hồ sơ mời thầu thì quy trình thế này:
+ Thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, 3D, kết cấu (mỗi loại vài bản đủ để tính sơ bộ giá thì gọi là Tender
+ Khi trúng thầu thuê tư vấn thiết kế đầy đủ (kích thước, thép, chi tiết…) gọi là bản vẽ Contruction Drawing
+ Ở công trường triển khai cho công nhân thi công, cắt thép… gọi là bản vẽ Shop drawing.
– Chia sẻ của Ks Khánh Linh: Bản sketch bên em hay dùng cho loại bản vẽ bổ sung thêm vào hồ sơ. Nó thường được vẽ phác bằng tay. Nhưng nó không phải là bản phác hoạ ý tưởng mà nó là bản phác của một chi tiết cụ thể nào đó, còn thiếu trong bộ hồ sơ để yêu cầu mình làm lại theo đúng như vậy.
– Chia sẻ của Ths Nguyễn Thanh Liêm:
Concept drawing là Bản vẽ thiết kế ý tưởng. Trong hệ thống Bản vẽ của Việt Nam, nội dung Bản vẽ này tương đương với hồ sơ dự thi phương án kiến trúc. Bản vẽ ở mức này chưa bảo đảm tính khả thi. Chủ yếu là Bản vẽ về bộ môn kiến trúc, diễn đạt hình thức thẩm mỹ và công năng. Chưa có Bản vẽ kết cấu và MEP (engineering drawings). Khi hoàn thiện thêm đủ bảo đảm khả thi thì trở thành hồ sơ thiết kế cơ sở (basic design)
Shop drawing có ý nghĩa gốc là bản vẽ các chi tiết được gia công sẵn trước khi đưa tới hiện trường. Phổ biến nhất là chi tiết cắt uốn cốt thép. Khi qua Việt Nam, cụm từ này bị hiểu sai và được dân Việt Nam dùng với ý nghĩa như là Bản vẽ chi tiết, không phân biệt là gia công trong xưởng hay tại hiện trường.
– Chia sẻ của Ks Trần Hoàng Duy: Shop drawing là bản vẽ triển khai thi công chi tiết – khái niệm chỉ có ở Tây.
– Chia sẻ của Ks Nguyễn Trọng Ninh: Shop drawing chỉ là bản vẽ nội bộ của nhà thầu để triển khai thi công. Thế mà hiện nay TVGS nào cũng đòi ký vào đó (thầy Thịnh vừa dạy công ty em).
Ths Nguyễn Thế Anh